9+ Loại vải lụa chất lượng và tốt nhất hiện nay
Vải lụa là một trong những chất liệu vải thịnh hành nhận được nhiều sự yêu thích trên thị trường. Tuy nhiên vải lụa có những loại nào? Các loại vải lụa thịnh hành hiện nay lại là câu hỏi mà không phải ai cũng trả lời được. Chính vì vậy trong bài viết này 5S Fashion sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết về vải lụa cũng như các loại vải lụa được yêu thích nhất nhé!
Các loại vải lụa
Tổng hợp 9 loại vải lụa được yêu thích hiện nay
Là một trong những chất liệu vải thịnh hành được quan tâm hàng đầu trên thị trường hiện nay. Vậy nên để có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như sở thích khác nhau của quý khách hàng, vải lụa đã được biến tấu với nhiều loại khác nhau. Cùng điểm qua các loại vải lụa phổ biến hiện nay ngay nhé!
Tổng hợp các loại vải lụa được yêu thích hiện nay
Vải lụa cotton
Đúng như tên gọi của mình vải lụa cotton là chất liệu được kết hợp giữa sợi cotton và lụa từ đó mang đến loại vải có độ sáng bóng cao, sang trọng và cũng đầy thoải mái. Không chỉ vậy chất liệu này còn có khả năng chống tĩnh điện nên không gây tình trạng bám dính vào cơ thể trong những ngày thu đông. Cùng điểm qua những ưu nhược điểm mà vải lụa cotton mang lại ngay nhé!
Vải lụa cotton
Ưu điểm:
Là chất liệu vải được pha trộn giữa hai chất liệu lụa và cotton. Chính vì vậy mà vải lụa cotton sở hữu những ưu điểm nổi bật từ cả 2 chất liệu này. Tiêu biểu như:
- Giá thành rẻ: so với vải lụa nguyên chất, lụa cotton có mức giá thành rẻ hơn bởi là chất liệu vải pha trộn. Tuy nhiên chất liệu lại không hề thua kém gì so với chất liệu vải được dệt từ tơ lụa.
- Khả năng thấm hút tốt: cotton là chất liệu có độ thông thoáng cao và khả năng thấm hút đầy tuyệt vời. Ưu điểm này cũng được vải lụa cotton kế thừa, mang đến sự thoải mái đầy tuyệt vời dành cho người mặc.
- Dễ vệ sinh, bảo quản: là chất liệu vải ít bám bẩn. Vậy nên chất liệu này khá dễ dàng trong việc vệ sinh và bảo quản, bạn có thể làm sạch vết bẩn bằng tay hay bằng máy đều được và sẽ không cần lo lắng về cấu trúc của vải.
Nhược điểm vải lụa cotton:
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, lụa cotton cũng còn có những hạn chế như:
- Dễ mất form: chứa thành phần cotton nên việc giữ form dáng ở vải lụa cotton không quá cao, trang phục sẽ dễ bị nhăn, mất form sau nhiều lần giặt.
- Độ bền kém: là chất liệu được dệt và kết hợp từ những sợi vải thiên nhiên nên độ bền ở vải lụa cotton không cao như ở các chất liệu vải dệt nhân tạo khác.
Vải lụa tơ tằm
Là chất liệu vải cao cấp nhất trong các loại vải lụa và là loại vải được đánh giá cao hiện nay. Để sản xuất ra vải lụa tơ tằm, hầu hết các bước đều được làm thủ công với độ tỉ mỉ cao. Chính vì vậy mà loại vải này có sợi mảnh tinh tế, độ sáng bóng và khả năng đàn hồi tốt, độ bền vượt trội. Là chất liệu phù hợp cho những thiết kế sang trọng. Cùng điểm qua những ưu nhược điểm ở chất liệu này nhé!
Vải lụa tơ tằm
Ưu điểm nổi bật ở vải lụa tơ tằm:
Là chất liệu vải cao cấp, lụa tơ tằm mang những ưu điểm nổi bật như:
- Độ mềm mịn cao: là chất liệu vải cao cấp, lụa tơ tằm mang đến độ mềm mịn cao tạo được sự êm ái, dễ chịu khi tiếp xúc với da.
- Bề mặt vải có độ bóng đẹp: được biết đến là chất liệu với bề mặt có độ bóng tự nhiên mang đến sự sang trọng, cao cấp.
- Thông thoáng, thấm hút cao: lụa tơ tằm được làm từ chất liệu thiên nhiên với độ thoáng khí, khả năng thấm hút tốt từ đó tạo được sự thoải mái cho người mặc ngay cả những ngày dài mệt mỏi.
- Khả năng giữ nhiệt tốt: không chỉ phù hợp sử dụng trong ngày hè, lụa tơ tằm còn là chất liệu vải có khả năng giữ nhiệt tốt, phù hợp sử dụng trong những ngày thu đông.
Nhược điểm:
Một vài nhược điểm ở vải lụa tơ tằm như:
- Dễ nhăn: là chất liệu được đánh giá khá dễ nhăn và khi nhăn sẽ khó để làm phẳng lại. Việc làm phẳng bằng cách ủi sẽ cần sự cẩn thận.
- Độ bền kém: được làm từ sợi tự nhiên nên lụa tơ tằm khá dễ hư hỏng, dễ bị rách nếu như bạn không biết cách bảo quản.
- Khó bảo quản: lụa tơ tằm cần yêu cầu cao về khả năng chăm sóc, bảo quản trong việc giặt giũ, cất giữ. Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt về hướng dẫn bảo quản sẽ làm vải dễ bị giảm tuổi thọ.
- Giá cao: quy trình sản xuất vải khá đặc biệt nên hiển nhiên giá thành của loại vải này cũng khá cao, nó thường sẽ cao hơn so với các chất liệu khác trên thị trường.
Vải lụa gấm
Là sự kết hợp đầy độc đáo giữa 2 chất liệu vải lụa và gấm. Từ đó mang đến chất liệu vải khá dày dặn cùng độ mềm mịn cao, đa dạng trong màu sắc và họa tiết. Với độ sang trọng và đầy tinh tế của mình vải lụa gấm thường được sử dụng cho những trang phục dạ tiệc quý phái và sang trọng nhất. Những ưu nhược điểm mà lụa gấm mang lại như:
Vải lụa gấm
Ưu điểm nổi bật của vải gấm:
Là chất liệu vải được kết hợp giữa lụa và gấm. Vậy nên lụa gấm sở hữu cho mình những ưu điểm nổi bật của 2 dòng vải này, nổi bật như:
- Sang trọng, thời thượng: là chất liệu vải được đánh giá cao về độ sang trọng, đẳng cấp. Chất liệu có hiệu ứng ánh sáng đầy đẹp mắt kết hợp cùng với đó là sự đa dạng trong màu sắc mang đến vẻ ngoài thướt tha và cũng đầy tinh tế.
- Dễ lên màu: đặc tính ở lụa gấm là khả năng thấm màu tốt. Điều này góp phần vào việc mang đến nhiều gam màu khác nhau, đáp ứng đa dạng trong nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt độ bám màu và bền màu ở lụa gấm còn khá vượt trội.
- Hiệu ứng phản chiếu ánh sáng tốt: vải gấm có khả năng tạo hiệu ứng phản chiếu ánh sáng đầy nổi bật, độc đáo từ đó giúp vải có khả năng tỏa sáng, thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với ánh sáng. Đây chính là ưu điểm tạo nên sự khác biệt và độc đáo cho chất liệu vải này.
- Độ bền cao: là chất liệu vải được đánh giá cao về độ bền. Điều này nhằm đảm bảo rằng sản phẩm có tuổi thọ lâu dài.
Nhược điểm:
Những nhược điểm ở vải lụa gấm như:
- Giá thành cao: quá trình sản xuất tương đối phức tạp và đây còn là chất liệu vải cao cấp nên giá thành vải lụa gấm khá cao so với mặt bằng chung.
- Dễ nhăn: vải dễ nhăn nên cần sự cẩn thận trong việc bảo quản.
- Thấm hút kém: so với các chất liệu vải thiên nhiên khác trên thị trường, lụa gấm có khả năng thấm hút kém hơn. Vậy nên nó sẽ không phù hợp sử dụng trong những ngày hè oi ả nhé.
Vải lụa satin
Lụa satin là chất liệu lụa được dệt từ kỹ thuật vân đoạn với sự kết hợp giữa sợi tơ tằm, polyester và sợi viscose. Đây là kỹ thuật mang đến chất liệu vải mà ở đó các sợi tơ được kết hợp xen kẽ dọc và ngang đầy tinh tế từ đó mang đến độ mềm mại và bóng mịn nhất. Có khả năng giữ ấm trong những ngày đông và mang đến sự mát mẻ trong những ngày hè. Tuy nhiên giá thành của vải lụa satin khá cao nhé.
Vải lụa satin
Ưu điểm vải lụa satin:
Là một trong những chất liệu vải được dệt nên từ sợi tơ chất lượng cao. Vậy nên lụa satin có độ bóng mượt vượt trội, bề mặt óng ả và đầy mềm mịn. Không chỉ vậy chất liệu vải này còn có độ bay bổng, nhẹ nhàng khi mặc.
- Không gây tình trạng tích điện, chất liệu này phù hợp sử dụng trong những ngày trời thu đông, khả năng giữ ấm tốt cho người mặc.
- Phù hợp sử dụng trong ngày hè vì khả năng thấm hút vượt trội. Phù hợp sử dụng ở tất cả các mùa trong năm.
Nhược điểm:
Những nhược điểm ở vải lụa satin như:
- Vải dễ bị nhăn vậy nên cần cẩn thận trong việc bảo quản.
- Khả năng giữ form dáng kém, dễ mất form sau nhiều lần giặt.
Vải lụa mango
Chất liệu vải được tạo nên từ 90% sợi Polyester và 10% còn lại là sợi nhân tạo Spandex từ đó mang đến bề mặt vải gợn sóng đầy ấn tượng và sang trọng. Tuy nhiên chất liệu này vẫn giữ được những đặc tính vốn có của vải lụa như độ mềm mại, độ thông thoáng và hơn nữa nó còn ít bị nhăn và không xù lông như ở các loại vải lụa tự nhiên khác.
Vải lụa mango
Ưu điểm nổi bật ở vải lụa mango:
Một vài ưu điểm nổi bật ở vải lụa mango như:
- Là chất liệu vải ít nhăn cùng với đó là khả năng giữ form dáng đầy tuyệt vời.
- Được dệt từ chất liệu tự nhiên nên khá thân thiện, an toàn với mọi làn da kể cả những người có làn da nhạy cảm.
- Chất liệu vải có khả năng thấm hút tốt, mang đến độ thông thoáng, dễ chịu cho người mặc.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, lụa mango còn có những nhược điểm như:
- Độ co giãn kém hơn so với các chất liệu vải lụa khác.
- Vải mỏng, có độ thông thoáng cao nên không phù hợp để sử dụng trong những ngày lạnh.
Vải lụa cát
Đây là chất liệu vải khá phổ biến trên thị trường, thường được sử dụng để tạo nên những bộ áo dài nữ tính bởi độ mềm mại và độ rủ cao. Đặc biệt là phần bề mặt vải nhám như những hạt cát mang đến sự độc đáo khi sờ vào. Những ưu nhược điểm mà vải lụa cát mang lại như:
Vải lụa cát
Ưu điểm:
Cùng điểm qua một vài ưu điểm nổi bật ở vải lụa cát nhé!
- Khả năng giữ form dáng tốt. Vải lụa cát có khả năng giữ form dáng vượt trội tương tự như ở vải kate. Khi giặt vải cát lụa ít nhăn hơn các loại vải lụa khác, không cần ủi lại sau khi giặt.
- Thân thiện, an toàn với mọi làn da. Vải có khả năng làm dịu da, tạo được sự thoáng mát, thoải mái cho người mặc.
- Khả năng bám màu tốt, lụa cát dễ lên màu, điều này giúp cho chất liệu này có đa dạng về màu sắc cũng như ít bị phai màu sau thời gian dài sử dụng.
Nhược điểm:
Khả năng co giãn kém, yêu cầu về việc may đo cần sự chính xác cao.
- Không sử dụng nước quá nóng khi giặt nhằm tránh làm nhão hay mất đi tính chất co giãn của vải.
- Độ thoáng khí kém gây khó chịu khi mặc nhất là trong thời tiết nóng nực.
Vải lụa twill
Là chất liệu vải tơ tằm pha thêm len theo cấu trúc dệt chéo sợi đầy ấn tượng. Tất cả tạo nên chất liệu vải lụa đầy dày dặn nhưng vẫn đảm bảo có được sự mềm mại, bóng mượt vốn có của chất lụa.
Vải lụa twill
Ưu điểm ở vải lụa twill:
Cùng điểm qua những ưu điểm ở vải lụa twill ngay nhé!
- Là chất liệu vải mềm mại, nhẹ mang đến sự thanh thoát và đẳng cấp nhất cho người mặc.
- Vải ít nhăn và có thể ủi, làm phẳng dễ dàng.
- Độ bền cao, ít bị hư hỏng và có thể sử dung trong thời gian dài, tiết kiệm chi phí.
- Khả năng thấm hút tốt phù hợp để mặc trong nhiều dịp khác nhau.
- An toàn, phù hợp sử dụng cho mọi làn da kể cả những ai có làn da nhạy cảm.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm, vải lụa twill còn có những nhược điểm như:
- Khả năng thấm hút cao tuy nhiên lụa twill vẫn dễ để lại vết ố do mồ hôi đặc biệt là với chất liệu vải màu trắng.
- Bảo quản khó khăn, dễ bị mối mọt, hư hỏng nếu không bảo quản đúng cách.
- Độ co giãn kém cũng là nhược điểm làm mọi người bị khó chịu khi diện chất liệu vải này.
Vải lụa đũi
Đây là chất liệu vải lụa khá độc đáo được tọa nên từ sợi tơ thô mang đến phần bề mặt hơi thô nhưng lại có độ bóng nhẹ. Là chất liệu được ưa chuộng trong thiết kế áo sơ mi, quần tây, khăn quàng cổ,... Cùng điểm qua những ưu nhược điểm của vải lụa đũi.
Vải lụa đũi
Ưu điểm ở vải lụa đũi:
Là một trong những chất liệu vải được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường hiện nay. Vải lụa đũa sở hữu cho mình những ưu điểm nổi bật như:
- Độ bền cao cùng với đó là khả năng chịu nhiệt đầy tuyệt vời.
- Bề mặt vải mềm cũng như giữ được độ bóng tự nhiên từ đó mang đến sự sang trọng, đẳng cấp cho người mặc.
- Được đánh giá là chất liệu vải có độ thoáng mát cũng như độ mềm mịn cao. Vải mang đến cảm giác thoải mát và thoáng mát cho người mặc.
Nhược điểm:
Mặc dù sở hữu cho mình nhiều ưu điểm nổi bật thế nhưng vải lụa đũi cũng có cho mình một vài nhược điểm như:
- Khá dễ nhăn nên cần chú trọng trong bước bảo quản.
- Giá thành khá cao.
- Khó khăn trong việc bảo quản.
Lụa chiffon
Là chất liệu vải hơi mỏng, bóng và có độ xuyên thấu được làm nên hoàn toàn từ sợi tự nhiên. Chính vì vậy mà chất liệu vải này khá sang trọng, nhã nhặn cho người diện. Là chất liệu được ưa chuộng trong sản xuất váy cưới, đầm dạ hội, những item cao cấp.
Lụa chiffon
Ưu điểm ở lụa chiffon:
Cùng điểm qua những ưu điểm mà vải lụa chiffon mang lại nhé!
- Là chất liệu vải được tạo nên từ sợi tự nhiên vậy nên vải chiffon khá an toàn với người mặc.
- Vải nhẹ, mỏng cùng độ thông thoáng cao mang đến sự thoải mái cho người mặc.
- Độ bền cao, cao hơn so với chất liệu ren hay vải lụa thông thường.
- Đa dạng trong màu sắc, kiểu dáng.
Nhược điểm:
Nhược điểm ở vải lụa chiffon như:
- Độ bền kém dễ bị rách nếu lỡ bị vướng vào vật sắc nhọn.
- Vải dễ bị ngả màu, nhất là khi sử dụng trong thời gian dài.
- Khó thiết kế và may vì vải khá mỏng, trơn.
Trên đây là tổng hợp các loại vải lụa phổ biến được yêu thích hiện nay cũng như những thông tin chi tiết về chất liệu vải này. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn, đừng quên theo dõi web để cập nhật thêm nhiều tin tức thời trang hơn nhé!
5S Fashion - Thời trang dành cho nam giới
>>> Xem thêm: